Hàng hóa Việt Nam đang phải gánh thêm từ 10-15 tỷ USD khoảng 20% - 25% GDP, cao hơn 10% so với mức bình quân các nước đang phát triển trong khu vực? mỗi năm do chi phí vận tải cao làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngành vận tải, với phương thức hoạt động cũ kỹ, mang nhiều bất cập đang trở thành sức ì khiến hàng hóa Việt Nam không thể cất cánh. Nhất là khi nhiều hiệp định thương mại tự do của Việt Nam được ký kết, vấn đề này càng trở nên cấp bách.
Đơn cử những vấn đề mà chủ hàng và chủ xe hai đối tượng chính của ngành vận tải phải đối mặt sẽ giúp ta hiểu rõ phần nào những điểm yếu của ngành vận tải hiện nay.
Về phía chủ hàng:
Hiện nay, các chủ hàng đều đang phải trả chi phí vận chuyển cao vì chi phí này đã bao gồm cả đoạn đường xe chạy rỗng chiều về.
Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để đầu tư đội xe cho riêng mình, việc tìm được đơn vị vận tải uy tín, đảm bảo có giá thành phù hợp cũng khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu, nhất là các doanh nghiệp SMEs.
Do không có đội xe riêng, và nhu cầu vận chuyển chỉ phát sinh theo đợt hàng xuất đi nên các doanh nghiệp SMEs cũng gặp phải nhiều khó khăn và bị động về thời gian.
Về phía chủ xe và các đơn vị vận tải:
Các doanh nghiệp vận tải hiện này thường bị động chờ khách tìm đến mình mà không có phương tiện để tìm thấy các nguồn hàng phù hợp với lịch trình dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả.
Các chủ xe cũng phải gánh một phần chi phí khi xe chạy rỗng trên chiều về. Trong khi đó, chiều đi chở quá tải để bù đắp chi phí khiến nhà xe đối mặt với vấn đề biết luật mà vẫn vi phạm và phương tiện dễ hư hỏng, xuống cấp.
Xe chạy rỗng chiều về chiếm đến 30-50% khiến chủ xe lựa chọn chở quá tải lượt đi để bù đắp chi phí, gây hư hỏng đường xá, ô nhiễm môi trường.
Mặc dù nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất lớn, tuy nhiên không mấy nhà đầu tư mặn mà với ngành này. Lí do không chỉ vì vốn đầu tư ban đầu lớn mà còn do thiếu phương thức kết nối hiệu quả để có đủ nguồn hàng vận chuyển.
Rõ ràng để giải quyết bài toán này, giúp cung cầu gặp nhau, đẩy mạnh sự phát triển ngành vận tải tại Việt Nam, cần có sàn giao dịch vận tải giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và các doanh nghiệp vận tải gặp nhau, kết nối dễ dàng hơn.
Sàn vận chuyển ra đời là một điểm sáng đáp ứng nhu cầu thị trường đang “khát”, với sự tham gia của ba bên: nhà cung cấp dịch vụ, chủ hàng và chủ xe, giúp kết nối cung và cầu vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả.
Sàn vận chuyển giúp chủ xe tăng doanh thu đồng thời giúp chủ hàng dễ dàng tìm thấy đơn vị vận chuyển phù hợp, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, sàn vận chuyển còn góp phần giảm thiểu kẹt xe, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Khác với các mô hình sàn giao dịch vận tải trước đó, sàn vận chuyển áp dụng công nghệ mới, số hóa hoạt động kinh doanh và quản lý vận chuyển truyền thống. Đơn giản hóa quy trình thông qua các ứng dụng trực tuyến trên website và ứng dụng di dộng.
Hơn thế nữa, sàn vận chuyển là mô hình hoàn toàn miễn phí đối với các đối tượng đăng ký giao dịch. Đây chính là ưu thế lớn giúp sàn vận chuyển được đón nhận dễ dàng hơn khi ra mắt.
Tổng hợp: Sanvanchuyen