• I. Chính sách và pháp luật về thương mại điện tử
  • Luật Giao dịch điện tử, Nghị định về thương mại điện tử và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 chưa có các quy định cụ thể về phát triển thương mại điện tử gắn với bảo vệ môi trường.

  • II. Chính sách và pháp luật về Logistics
  • Luật Thương mại, Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics, Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 chưa có các quy định cụ thể về phát triển dịch vụ logistics gắn với bảo vệ môi trường.

  • III. Chính sách và pháp luật về bưu chính
  • Luật Bưu chính, Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 chưa có các quy định cụ thể về phát triển dịch vụ logistics gắn với bảo vệ môi trường.

  • IV. Chính sách và pháp luật về môi trường
  • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2022 không có những quy định cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh trực tuyến hay dịch vụ hoàn tất đơn hàng. Tuy nhiên, nhiều quy định trong Luật có thể áp dụng đối loại hình kinh doanh dịch vụ này.

  • Chẳng hạn, Điều 142 xác định kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hoá đến giai đoạn sản xuất, phân phối.

  • Điều 146 xác định mua sắm xanh là việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam hoặc được công nhận theo quy định của pháp luật. Hoạt động mua sắm hàng hoá trực tuyến sử dụng rất nhiều chất thải nhựa. Điều 73 của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.

  • Năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Theo Quyết định này, Bộ Công thương có trách nhiệm xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

  • Thực hiện Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2023. Tháng 3 năm 2023, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo “Tham vấn đề cương Kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực ưu tiên trong thực hiện kinh tế tuần hoàn”. Ngày 22/6/ 2023,
  • Viện tiếp tục tổ chức Hội thảo Tham vấn khu vực phía Nam đối với Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn.

Chính sách, pháp luật về thương mại điện tử, logistics, dịch vụ bưu chính và môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) là một tổ chức phi Chính phủ với hội viên là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trực tiếp kinh doanh bằng thương mại điện tử; hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử. 
Hiệp hội hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. 
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Website: http://www.vecom.vn/

Email: office@vecom.vn

Hotline: 02462.598.271

Địa chỉ: P702, Tầng 7, Tòa nhà HKC số 285, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

LIÊN HỆ

ĐĂNG KÝ GIỮ VÉ VOMF 2021

GIỚI THIỆU

NHÌN LẠI FS

CHƯƠNG TRÌNH

DIỄN GIẢ

NHÀ TÀI TRỢ