• I. Các đơn vị liên quan tới TMĐT và Hoàn tất đơn hàng
  • - Nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Lazada: đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường từ hoạt động hoàn tất đơn hàng như Giao hàng xanh, LazEarth và những cải tiến trong khâu đóng gói và chia chọn đơn hàng.

  • Trong năm 2023, với chương trình Giao hàng xanh, Lazada Logistics dự kiến đưa 100 chiếc xe máy điện đầu tiên vào giao hàng tại thị trường Việt Nam, góp phần giảm phát thải. Việc đưa xe điện vào vận chuyển là bước tiến phù hợp với xu hướng dịch chuyển chung của khu vực và thế giới, khẳng định hơn nữa những cam kết của Lazada hướng tới tương lai xanh và phát triển bền vững. Trước đó, trong năm 2022 Lazada đã hợp tác với các thương hiệu kinh doanh trên gian hàng chính hãng Lazmall thực hiện chiến dịch LazEarth, nhân dịp hưởng ứng Ngày Trái Đất, nhằm tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.

  • Trong khâu đóng gói đơn hàng, Lazada đã và đang chủ động áp dụng các sáng kiến giảm thiểu chất thải ra môi trường như tái chế bao bì, áp dụng công nghệ tự động xác định kích cỡ hàng hóa để lựa chọn bao bì thích hợp, sử dụng bao bì có nguồn gốc nguyên vật liệu được chứng nhận đảm bảo các tiêu chí về phát triển bền vững (FSC), thay thế vật liệu chèn lót nylon bằng vật liệu giấy được cắt xén từ nguồn bao bì được tái sử dụng.

  • Ngoài ra, Lazada còn đầu tư công nghệ chia chọn hiện đại nhất nhằm tối ưu hóa hiệu quả, tính chính xác cũng như tăng cường khả năng truy xuất, trong khi giảm chi phí và giảm rác thải ra môi trường.

  • Phát hành Cẩm Nang “Đóng Gói Hàng Hoá Hiệu Quả, Thân Thiện Với Môi Trường”. Đây là cuốn Cẩm nang được Lazada biên soạn nhằm đưa ra những lời khuyên hữu ích để các nhà bán hàng, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, có thể đóng gói hàng hóa đúng chuẩn và hiệu quả nhằm tiết kiệm nguyên liệu đóng gói, giảm thiểu các rủi ro sai sót, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu rác thải ra môi trường. Đây cũng là cuốn Cẩm nang lần đầu tiên được một sàn TMĐT trong nước phát hành.

  • - Nền tảng gọi xe công nghệ Grab: cuối năm 2019 GrabFood đã có sáng kiến bảo vệ môi trường với việc giảm thiểu rác thải nhựa trong kinh doanh, đồng thời ký thoả thuận với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) để khẳng định cam kết của mình. Từ ngày 5 tháng 11 năm 2019, khách hàng sẽ không được mặc định cung cấp bộ đồ ăn nhựa dùng một lần trên ứng dụng của GrabFood. Khách hàng nào muốn có bộ đồ ăn nhựa này có thể yêu cầu ở trang thanh toán. Tiếp theo, GrabFood sẽ hợp tác với các bên liên quan triển khai những giải pháp bền vững và dài hạn, bao gồm khách hàng, nhà hàng và đơn vị chuyển phát. Giải pháp bao gồm hỗ trợ khách hàng tiếp cận tới các nhà hàng thân thiện với môi trường, cung cấp bao bì tái sử dụng khi vận chuyển đồ ăn.

  • Bên cạnh việc mang đến nhiều tiện ích cho người dùng, góp phần gia tăng cơ hội thu nhập của đối tác tài xế, đối tác nhà hàng, thương nhân, Grab cũng triển khai nhiều sáng kiến trong việc thực hiện sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng của Grab tại Việt Nam nhằm bảo vệ môi trường, phát triển giao thông xanh, hướng tới tạo lập một môi trường bền vững cho tương lai. Theo Báo cáo thường niên về Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty (ESG) của Grab năm 2021, các tính năng đóng góp trung hòa carbon và giảm thiểu dụng cụ ăn uống dùng một lần trên ứng dụng Grab khuyến khích người dùng đưa ra những “lựa chọn xanh” trong các quyết định hàng ngày.

  • - Nền tảng TMĐT Amazon: tăng tốc độ giao hàng, giảm chi phí, lượng khí thải carbon và định hình lại hệ thống quản lý hàng tồn kho.
  • Tập đoàn Amazon.com Inc mới triển khai một số phương án thay đổi để tối ưu mạng lưới phân phối hàng hóa sau đại dịch. Những giải pháp mới cho phép họ tăng tốc độ giao hàng, giảm chi phí và lượng khí thải carbon do chính đơn vị thải ra.
  • Trước đây, Amazon có truyền thống vận hành mạng lưới giao hàng quốc gia, phân phối những đơn đặt thành công từ các kho hàng trải dài trên toàn quốc. Nếu một nhà kho địa phương không có sản phẩm mà khách đã đặt, nền tảng này sẽ chuyển sản phẩm đó từ một vùng khác đến.

  • Công ty đã tạo ra tám điểm kho mới ở một số khu vực xa, tối ưu phạm vi phục vụ và giảm khoảng cách vận chuyển hàng. Mỗi khu vực này sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp, rộng rãi và hoạt động chủ yếu theo hướng tự cung, tự cấp. Hàng hóa tại kho mới cũng có thể vận chuyển toàn quốc trong trường hợp cần thiết.

  • Định hướng mới này giúp Amazon định hình lại hệ thống quản lý hàng tồn kho cùng khả năng tìm kiếm. Đây là cách giúp hàng hóa, sản phẩm của các đối tác hiển thị hiệu quả hơn và nhắm đúng tệp khách hàng mục tiêu.

  • Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy các mặt hàng họ muốn mua từ những shop phù hợp ở gần họ nhất để việc vận chuyển nhanh chóng hơn. Ngược lại, quá trình giao hàng được rút gọn, ước tính giảm đến 12% những điểm kiểm tra, lưu hàng trước đây bưu kiện cần đi qua.

  • Amazon cũng bắt đầu tính thêm phí 1 USD cho những khách yêu cầu trả lại hàng nếu có cửa hàng tạp hóa Whole Foods, Amazon Fresh hoặc Kohl's... gần địa chỉ giao hàng của họ.

  • (Theo VnExpress, Reuters, CNN)

  • - Bưu điện Việt Nam (BĐVN)
  • Để bảo vệ môi trường, BĐVN đã có nhiều hành động thiết thực: Giới thiệu các sản phẩm PostGreen: Chai thủy tinh, túi vải, bút bi giấy tái chế thân thiện với môi trường, ống hút tre, túi nilon/túi nhựa tự phân hủy, đổi pin lấy cây xanh… tại sự kiện "Tháng khuyến mại Hà Nội" năm 2019 diễn ra ở Hà Nội. Trong sự kiện này, BĐVN đã truyền tải đến khách hàng thông điệp về bảo vệ môi trường.

  • Với quyết tâm hành động, BĐVN đã đưa chủ đề bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa vào chương trình thực hiện: Toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam không sử dụng chai nhựa dùng 1 lần mà thay bằng các chai thủy tinh đựng nước trong các hội nghị, cuộc họp hay các vị trí giao dịch thân thiện với khách hàng; không sử dụng đồ nhựa, văn phòng phẩm bằng nhựa dùng một lần, không sử dụng túi nilon tại mỗi đơn vị trong ngành; Phát động trồng nhiều cây xanh, tạo môi trường công sở xanh - sạch - đẹp; Tổ chức hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ như biểu diễn thời trang bằng các trang phục có chất liệu là những vật dụng sử dụng trong ngành Bưu điện như giấy báo, ấn phẩm… để tuyên truyền tới cán bộ, công nhân viên: "Nói không với rác thải nhựa" tại nơi làm việc.

  • Đoàn thanh niên Tổng công ty BĐVN cũng phát động phong trào thu gom rác thải, làm sạch môi trường ở bãi biển và các khu vực công cộng. Qua đó, xây dựng hình ảnh thân thiện của người Bưu điện và kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường. Khuyến khích, vận động khách hàng thay đổi thói quen gói bọc hàng hóa bằng túi nilon sang sử dụng hộp bìa carton tiêu chuẩn của Bưu điện.

  • Những nỗ lực hành động của BĐVN quyết liệt và mang tính đồng bộ, tác động đến nhận thức của hơn 70 nghìn cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty. Nhưng với hoạt động đơn lẻ và mới chỉ mạnh mẽ trong nội bộ thì dường như là chưa đủ để có một dịch vụ bưu chính Xanh cho xã hội. Các doanh nghiệp Bưu chính cần gặp nhau ở một điểm chung, hợp tác chặt chẽ và cam kết thực hiện để tạo được sự thống nhất trong việc cung cấp dịch vụ bưu chính Xanh tới khách hàng.
  • * Cần có thêm nhiều giải pháp để hướng tới Bưu chính Xanh

  • i) Thứ nhất: Không sử dụng vật liệu nilon
  • Trong quy định gói bọc hàng hóa, nhiều doanh nghiệp bưu chính có những yêu cầu sử dụng chất liệu gói không ngấm nước là túi nilon và nhựa để gói các loại hàng đặc thù như: Chất lỏng, thiết bị điện tử, chất bột, đồ may mặc... Ví dụ như, điện thoại di động phải cho vào túi nilon trong suốt trước khi đóng hộp; dùng túi nilon đựng từng hộp dầu gội đầu; sử dụng túi nilon bọt khí quấn xung quanh hàng để chống va đập; dùng hộp nhựa để đựng các chất dầu mỡ, chất bột khô có màu; dùng ống nhựa để đựng bản đồ cuộn tròn…

  • Việc cần thiết hiện nay là các doanh nghiệp bưu chính phải thay đổi các quy định và kịp thời có những giải pháp thay thế sao cho đảm bảo chất lượng dịch vụ mà không làm ảnh hưởng tới khách hàng, nhưng vẫn thân thiện với môi trường. Chẳng hạn như dùng dây gai để buộc bưu kiện thay cho dán băng keo, buộc túi thư thay cho dây nhựa (mà trước đây Bưu chính đã dùng) hay một chất liệu có thiết kế tiện dụng như dây nhựa đang dùng nhưng có nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ phân hủy và không độc hại. Sử dụng chống sốc, chống va đập hàng hóa bằng chất liệu giấy tổ ong thay cho nilon bọt khí. Sử dụng túi vải, túi giấy dai bền để gói hàng hóa như đồ may mặc, thiết bị gia dụng…đảm bảo không ngấm nước. Tăng cường sử dụng hộp carton tiêu chuẩn của doanh nghiệp để nâng cao thương hiệu, tạo sự đồng bộ trong dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ. Sử dụng túi thư bằng chất liệu vải và loại bỏ hoàn toàn túi thư bằng nilon ra khỏi ngành Bưu chính.

  • ii) Thứ hai: Giảm lượng khí thải Carbon liên quan đến vận tải
  • Ngành bưu chính với lực lượng vận tải khổng lồ trên khắp cả nước chủ yếu là tàu hỏa, ô tô, xe máy đang sử dụng một lượng nhiên liệu từ các nguồn năng lượng hóa thạch như xăng, dầu tạo ra một lượng khí thải CO2 rất lớn vào môi trường. Lấy ví dụ của ngành đường sắt năm 2014 với 331 đầu máy, mỗi năm tiêu thụ 50.000 tấn nhiên liệu diesel thông thường và thải ra 1.060,9 tấn CO, 918,19 tấn NO2, 162.582,4 tấn CO2.

  • Đi tìm giải pháp cải thiện tình hình, ngày 20/9/2020, các nhà khai thác bưu chính trên thế giới đã tổ chức ngày Bưu chính Xanh để hưởng ứng cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Tại sự kiện này, các loại nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường được sử dụng nhằm giảm lượng khí thải CO2 và khói bụi ra môi trường. Nhiều giải pháp được thực hiện, trong đó chủ yếu là sử dụng năng lượng Hydro làm cho động cơ giảm thiểu tiếng ồn, độ rung và đặc biệt lượng khí thải ra môi trường bằng không. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng sinh học tái tạo chưa được phổ biến do nguồn cung cấp hạn chế và chi phí cao, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như tạo thế cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính hiện nay.

  • Mặc dù đây không phải là giải pháp của riêng ngành bưu chính mà là vấn đề giao thông của toàn xã hội. Nhưng với những nỗ lực cải thiện vì cộng đồng, ngành bưu chính nên có những ưu tiên trong việc sử dụng nguồn nhiên liệu tự nhiên, giảm thiểu khí thải và khói bụi. Trước mắt, để cải thiện tình hình thì việc sử dụng xe chung có thể được coi là một giải pháp nếu như doanh nghiệp bưu chính có thể tận dụng tối đa phương tiện vận tải như việc kết hợp xe xã hội, phương tiện giao thông công cộng để vận chuyển hàng hóa bưu chính. Tại mỗi khu vực phát, bưu tá sử dụng xe đạp hoặc xe đạp điện chuyên dùng thay cho xe máy chạy bằng xăng thông thường như hiện nay là giải pháp hoàn toàn có thể thực hiện được để giảm thiểu lượng khí thải vào môi trường.

  • iii) Thứ ba: Phân loại rác thải tại nguồn
  • Thực tế hiện nay, các điểm cung cấp dịch vụ Bưu chính vẫn đang sử dụng các nguyên vật liệu nilon như dây thắt cổ túi dùng một lần, vỏ bọc bưu gửi, túi thư… và tạo ra một lượng chất thải nhựa rất lớn. Việc phân loại chất thải tại nguồn là việc cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được. 

  • Tại mỗi điểm khai thác bưu chính, nhân viên vận hành sẽ để rác vào các thùng rác (sử dụng thùng carton, có ký hiệu phân biệt hoặc màu sắc riêng) đặt tại các điểm cung cấp dịch vụ và các địa điểm khai thác để phân loại rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ, loại tái chế, loại tái sử dụng và loại tiêu hủy (theo quy định của ngành)… góp phần giảm thiểu các chi phí về xử lý rác thải và không gây ô nhiễm môi trường khi xử lý rác thải không đúng cách. Tuyên truyền, vận động người lao động thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh khu vực làm việc để giảm thiểu tối đa rác thải và lượng khí bụi trong không khí.

  • iv) Thứ tư: Không lãng phí tài nguyên
  • Các doanh nghiệp bưu chính đã có nhiều cải tiến về quy trình cung cấp dịch vụ với khách hàng. Theo đó, thủ tục được rút ngắn, giảm thiểu nhiều loại giấy tờ trong giao dịch. Tuy nhiên, dù đã cải tiến nhưng vẫn cần nhiều giấy tờ khi giao dịch bưu chính và không tránh khỏi sự lãng phí.

  • Ví dụ như gửi hàng tại BĐVN, các điểm giao dịch bưu điện được cấp vận đơn BĐ1, E1 loại 3 liên để nhận gửi bưu phẩm, bưu kiện, EMS trong nước hoặc loại 4 liên để nhận bưu gửi quốc tế. 

  • Nhưng với quy định hiện hành: "không đính kèm vận đơn lên bưu gửi", như vậy sẽ bỏ đi 01 liên ngay tại khâu chấp nhận. Mặt khác, với việc in và lưu trữ thông tin khi giao dịch với khách hàng hoặc giao dịch nội bộ, các hệ thống báo cáo hàng ngày tại các bưu cục như báo cáo bán hàng, báo cáo tài chính… sử dụng hoàn toàn bằng phương pháp in bản giấy nên BĐVN tiêu thụ một lượng giấy khổng lồ mỗi ngày với mạng lưới lên tới 13.000 điểm cung cấp dịch vụ.

  • Quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp bưu chính khác nhau nên việc sử dụng các giấy tờ giao dịch tại mỗi doanh nghiệp bưu chính cũng khác nhau. Việc hoàn thiện hệ thống phần mềm, cải tiến quy trình giao dịch nội bộ và với khách hàng theo cách không dùng bản giấy hoặc sử dụng bản giấy một cách tối ưu nhất (dùng khổ nhỏ, in 2 mặt…) hay đơn giản như tắt các thiết bị và rút nguồn điện khi không sử dụng sẽ giúp cho các doanh nghiệp bưu chính tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên, góp phần vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

  • Mỗi doanh nghiệp bưu chính hãy tạo sự khác biệt bằng cách thay đổi sản phẩm, dịch vụ theo hướng thân thiện với môi trường, thay đổi cách vận chuyển và cải tiến cách vận hành bộ máy bằng những hoạt động tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng điện, ứng dụng công nghệ để tiết kiệm tài nguyên giấy…

  • Các doanh nghiệp bưu chính hãy chạy đua bằng tiêu chí "Sạch nhất" để loại bỏ vật liệu nhựa ra khỏi mỗi sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Bưu chính thay đổi theo hướng bảo vệ môi trường và tạo ra sức lan tỏa cho mỗi thành viên trong công ty, mỗi khách hàng của công ty sẽ là một bước tiến dài về nhận thức và hành động vì môi trường sinh thái tự nhiên, hướng đến một ngành Bưu chính Xanh và bền vững cho tương lai.


  • - Tổ chức TRAFFIC – Mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã: đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm quy mô của hoạt động buôn bán trực tuyến động, thực vật hoang dã trái phép trên các nền tảng thương mại điện tử.Theo Báo cáo của tổ chức này công bố vào tháng 11 năm 2022, 75% trong số 675 tài khoản mạng xã hội rao bán các sản phẩm từ hổ tại 6 quốc gia khu vực Đông Nam Á đến từ Việt Nam.

  • Các báo cáo khảo sát thị trường trực tuyến do TRAFFIC Việt Nam thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy có tới hàng nghìn tin, bài quảng cáo, rao bán các sản phẩm có nguồn gốc từ tê giác, tê tê, voi, hổ và các loài mèo lớn, và rùa (tập trung vào rùa cạn và rùa nước ngọt). Số liệu cho thấy có sự gia tăng về số lượng tin, bài quảng cáo, rao theo thời gian từ năm 2021 đến năm 2022. Facebook và Zalo là hai nền tảng dẫn đầu về số lượng tin, bài quảng cáo, rao bán các sản phẩm này. Khảo sát cũng phát hiện vẫn còn tồn tại nhiều tin, bài quảng cáo, rao bán các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD trái phép trên các sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam. 
  • Nhận thức được những rủi ro của hoạt động này đối với cộng đồng TMĐT, từ năm 2015, Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam và Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) đã ký Thỏa thuận Hợp tác nhằm định hướng, xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông thay đổi hành vi nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của cộng đồng TMĐT trong việc bảo vệ môi trường và thiên nhiên. II. Chính sách và pháp luật về Logistics
  • Luật Thương mại, Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics, Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 chưa có các quy định cụ thể về phát triển dịch vụ logistics gắn với bảo vệ môi trường.

  • II. Các tổ chức khác
  • 1. Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP)
  • Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) là nền tảng đối tác đa phương, đa chủ thể được chính phủ thiết lập, cho phép thực hiện hợp tác giữa chính phủ và các đối tác quan trọng để chuyển những cam kết về rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa thành hành động. NPAP định hướng tích cực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khơi dòng tài chính, hỗ trợ chính sách và phát triển toàn diện nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu quốc gia giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa, định hình nền kinh tế tuần hoàn bền vững hơn
  • Nhóm công tác Chương trình NPAP, bao gồm hơn 30 thành viên là lãnh đạo và đại diện cấp cao từ các bộ, ngành, đại sứ quán, các tổ chức phát triển quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hiệp hội và tổ chức, được chủ trì bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Nhóm công tác có nhiệm vụ tư vấn cho Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường các chính sách, giải pháp, định hướng chiến lược cho Chương trình NPAP, cũng như hỗ trợ Việt Nam hoàn thành tốt Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa trong thời gian tới.

  • Ban thư ký Chương trình NPAP được điều phối bởi UNDP tại Việt Nam, hướng tới các mục tiêu quốc gia về giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa, định hình nền kinh tế tuần hoàn nhựa bền vững hơn.

  • Nhóm Đổi mới sáng tạo và Tài chính là Nhóm kỹ thuật đầu tiên ra mắt và hoạt động trong khuôn khổ Chương trình NPAP nhằm thúc đẩy đổi mới cách thức hoạt động của Chương trình cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sau 2 năm triển khai tại Việt Nam.

  • Thành viên của Nhóm kỹ thuật bao gồm Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), Dow Việt Nam, Unilever, An Phat Holdings, Tái chế Duy Tân, GreenHub, Startup Vietnam Foundation (SVF), Innovation Norway, UNDP, và Ngân hàng Thế giới.

  • Nhóm kỹ thuật cũng đã thu hút sự tham gia của một số nhà đổi mới sáng tạo thuộc Chương trình “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” do UNDP tổ chức như Galaxy Biotech – đơn vị có thể khuyến khích các nhà sáng tạo đổi mới khác truy cập vào nền tảng NPAP và khám phá cơ hội đầu tư mới.

  • 2. Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam (CE Hub)
  • Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam (CE Hub) được thiết kế theo hình thức đối tác công tư nhằm mục đích tăng cường đối thoại giữa tất cả các bên tham gia, tạo tri thức thông qua lựa chọn và phổ biến các nghiên cứu dựa trên thực tiễn với các mô hình tốt nhất. Mạng lưới cũng huy động những nỗ lực tập thể hướng tới quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Nam được đưa vào Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường (Điều 139).

  • 3. Liên minh Bưu chính thế giới (UPU)
  • UPU đã đề xuất và tích cực triển khai chương trình phát triển bền vững, đồng thời là một tổ chức ủng hộ mạnh mẽ Chương trình phát triển bền vững tới năm 2030 của Liên Hợp quốc (2030 Agenda for Sustainable Development).

  • Sustainable development is an essential element of postal operations. It contributes to improved business efficiency and resilience, strengthened customer relationships, and the development of new markets. In addition, responsible operations allow postal operators to create attractive and safe working places, build trust with the communities in which they operate, and leverage their networks for the involvement and benefit of the general public.

  • The UPU supports postal operators in their efforts to incorporate sustainable development into their activities. We work in all three pillars of sustainability:

  • Economic: Support postal operators with tools and knowledge to increase quality of service and implement cost-efficient business methods and responsible purchasing processes. Our financial inclusion programme helps postal operators expand their capacity to provide access to financial services, in particular for underserviced groups

  • Environmental: Monitor the greenhouse gas emissions from postal operations, and enable postal operators to analyze and address the emissions related to their activities. Share best practices and knowledge on environmental management, natural resource use and renewable energy. Contribute to the global sustainability agenda

  • Social and societal: Raise awareness on social and health issues through the postal network, contribute to the fight against exclusion and discrimination, promote diversity and professional gender equality, and support the postal sector in its role as a major employer

  • The UPU is also committed to working toward achieving the 

  • Environmental Sustainability
  • With more than 1 million vehicles and some 800,000 buildings combined, the postal operators of UPU member countries have a significant environmental impact.

  • However, the postal sector is also part of the solution. It has the most advanced transport network in the world, is a major employer and reaches a large audience daily. In most cases, Posts are also the owners of the biggest vehicle fleets on a national level. As such, the Post is a powerful agent for change.

  • Many postal operators have come far in implementing sustainable practices. Postal organizations around the world are transitioning their fleets to alternative vehicles and generating their own renewable energy, and have mainstreamed sustainability into their business management and procurement processes. Others are active in the communities they serve and make their infrastructure available for recycling schemes and information sharing on environmental issues.

  • With the rise of e-commerce, an increasing demand from consumers for sustainable products and services, including climate-efficient shipping, is shaping new business models in the postal sector.

  • The UPU monitors the greenhouse gas emissions of postal operations worldwide and provides postal operators with a tailor-made carbon accounting tool: OSCAR.post.

  • In addition, the UPU carries out a range of activities that seek to build capacity and share best practices on climate change mitigation and natural resource management, and works together with other organizations to shape the global sustainability agenda.

  • Online Solution for Carbon Analysis and Reporting (OSCAR)

  • OSCAR – the Online Solution for Carbon Analysis and Reporting – is a tool provided by the UPU to measure and analyze the postal sector's carbon footprint. Through this online, interactive platform, postal organizations in the Union's 192 member countries are able to analyze and report their greenhouse gas (GHG) emissions and identify mitigation opportunities.



Một số hoạt động nổi bật 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://ictvietnam.vn/huong-toi-buu-chinh-xanh-28564.html

https://www.upu.int/en/Universal-Postal-Union/Activities/Sustainable-Development

2030 Agenda for Sustainable Development.

©by Zeal Ngo

HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) là một tổ chức phi Chính phủ với hội viên là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trực tiếp kinh doanh bằng thương mại điện tử; hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử. 
Hiệp hội hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. 
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Website: http://www.vecom.vn/

Email: office@vecom.vn

Hotline: 02462.598.271

Địa chỉ: P702, Tầng 7, Tòa nhà HKC số 285, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

LIÊN HỆ

ĐĂNG KÝ GIỮ VÉ VOMF 2021

GIỚI THIỆU

NHÌN LẠI FS

CHƯƠNG TRÌNH

DIỄN GIẢ

NHÀ TÀI TRỢ